Miền Bắc

Miền Nam

Miền Trung

Lao động xuất khẩu có được vay tín chấp ngân hàng?

Hiện nay, trong môi trường toàn cầu hóa, nhu cầu nhập khẩu lao động ở các nước phát triển tăng lên đem lại nhiều cơ hôi cho những nước có nguồn lao động dồi dào như Việt Nam. Việc đi lao động nước ngoài cũng là nguyện vọng chung của nhiều lao động phổ thông trong nước để nâng cao thu nhập cải thiện đời sống. Trước nhu cầu như vậy, nhiều người đã phải chật vật tìm gom tài sản thê chấp ngân hàng để có thể vay đủ tiền để cho trả cho chuyến đi. Điều mọi người đang quan tâm là trường hợp không có tài sản đảm bảo thì những lao động xuất khẩu có được vay tiền ngân hàng thủ tục đơn giản

 

Ngân hàng e ngại cho vay vốn với đối tượng lao động xuất khẩu

Theo quy chế ban hành của ngân hàng Nhà Nước thì "tất cả các tổ chức tín dụng, kể cả quỹ tín dụng và công ty tài chính đều được phép cho người đi lao động ở nước ngoài vay vốn theo các hình thức tín chấp hoặc không tín chấp".

Tuy nhiên thực tế cho đến nay chỉ có hai chương trình cho vay vốn đối với lao động xuất khẩu đó là chương trình cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội (NHCS) cho gia đình lao động thuộc đối tượng chính sách và chương trình cho vay tiền Ngân Hàng Agribank với những đối tượng lao động không được hưởng chính sách. Ngoài ra thì vẫn chưa có ngân hàng thương mại hay tổ chức tài chính nào có sản phẩm vay vốn cụ thể dành riêng cho người đi lao động nước ngoài.

Rủi ro cao, tỷ lệ nợ quá hạn lớn

Thực tế hiện nay các chương trình cho vay xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài có tỷ lệ nợ quá hạn cao. Có nhiều nguyên nhân để lý giải cho hiện tượng này, chủ quan cũng có mà khách quan cũng có.

Khủng hoảng kinh tế, xung đột chính trị ở nước ngoài, doanh nghiệp sử dụng lao động xuất khẩu bị phá sản...dẫn đến người lao động phải về nước trước thời hạn, hoặc trường hợp ngân hàng đã chuyển tiền vay cho các công ty xuất khẩu lao động (XKLĐ) nhưng lại không đưa lao động đi là những rủi ro lớn nhất khiến người đi vay không thể trả nợ cho ngân hàng.

Ngoài ra, còn có nhiều trường hợp nợ quá hạn được ghi nhận là do các đối tượng chay ì, cấu kết với nhau viện cớ công ty XKLĐ chưa thanh lý hợp đồng để chậm trả nợ cho ngân hàng.

Có thể nói rủi ro cao là nguyên do hàng đầu khiến các nhà quản lý băn khoăn và ngần ngại khi cho vay vốn với đối tượng lao động xuất khẩu.

Chính sách vay vốn hiện nay cho đối tượng đi lao động nước ngoài

1. Những điều kiện và thủ tục để vay vốn ngân hàng thủ tục đơn giản như sau:

- Người đứng tên ký hợp đồng vay vốn là gia đình của người lao động như ba mẹ, vợ hoặc chồng,...Trường hợp người lao động là hộ độc thân thì mới cho vay trực tiếp đến người lao động.

- Hộ gia đinh người vay đang có nợ quá hạn từ nhóm 2 trở lên tại các ngân hàng sẽ không được vay vốn

- Người lao động phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh đi làm ở nước ngoài như giấy xác nhận trúng tuyển, hợp đồng lao động đã ký với doanh nghiệp nước ngoài,...

- Trường hợp cá nhân người lao động trực tiếp vay vốn thì cần có tài sản đảm bảo và giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp

- Người lao động sẽ phải mở tài khoản tại Ngân hàng.

2. Mức cho vay đối vơi lao động xuất khẩu

Trường hợp 1: lao động xuất khẩu thông qua các công ty XKLĐ sẽ được cho vay số tiền đủ để trang trải các khoản chi phí như phí đào tạo, tiền đặt cọc, tiền vé máy bay, tiền bảo lãnh.

Trường hợp 2: Đối với người đi lao động nước ngoài thông qua doanh nghiệp đầu tư ở nước ngoài sẽ được cho vay các chi phí như trường hợp 1 nhưng không gồm tiền bảo lãnh.

Trường hợp 3: Đối với hợp đồng lao động cá nhân thì khoản vay chỉ đủ để chi trả cho vé máy bay và những chi phí hợp pháp khác.

 Vấn đề đòi nợ và bùng nợ khi vay tín chấp tại các ngân hàng hiện nay

3. Thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay sẽ tùy thuộc vào mức thu nhập hàng tháng và khả năng trả nợ của người đi vay nhưng tối đa không vượt quá thời hạn làm việc ở nước ngoài của người lao động được ghi trong hợp đồng lao động ký với doanh nghiệp nước ngoài.

4. Lãi suất vay ngân hàng: cố định và thả nổi theo quy định của ngân hàng trong từng thời kì. Lãi quá hạn tối đa 150% lãi trong hạn.

5. Phương thức giải ngân:

Để đảm bảo số tiền vay vốn thực hiện đúng mục đích đã cam kết thì ngân hàng sẽ chuyển khoản thẳng số tiền vay vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu. Chỉ trong trường hợp có văn bản để nghị của công ty XKLĐ thì mới phát tiền trực tiếp cho người lao động.

Nhìn chung, chỉ có ngân hàng chính sách xã hội triển khai chương trình cho vay tín chấp cá nhân lãi suất thấp với đối tượng lao động xuất khẩu. Các ngân hàng thương mại vẫn còn dè dặt với mảng tín dụng này do lo sợ vấn đề nợ và bùng vợ khi vay tín chấp ngân hàng. Chúng tối thiết nghĩ để đẩy mạnh cho vay với người đi lao động nước ngoài thì các cơ quan chức năng nên tạo ra một hành lang pháp lý để giúp các tổ chức tín dụng thuận lợi hơn trong việc cho vay.

ĐĂNG KÝ VAY TÍN CHẤP NGÂN HÀNG
Nguồn thu nhập Tiền mặt Chuyển khoản Tự doanh
CẦN TƯ VẤN VAY TIỀN MẶT TÍN CHẤP GỌI NGAY
Miền Bắc
Miền Nam
Miền Trung
Đăng ký vay nhanh