Nợ xấu nợ chú ý có vay tiền được không?
Với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, tình trạng khách hàng có nợ xấu, nợ cần chú ý chiếm một lượng lớn. Đáng báo động nhất từ khi có dịch Covid xảy ra đến thời điểm hiện tại tháng 09/2023 lượng khách hàng có nợ xấu đã tăng lên đỉnh điểm khiến các Công ty tài chính thua lỗ khá nặng. Thậm chí có một số Công ty tài chính chiếm một thị phần lớn cũng đã ngưng hoạt động cho vay tín chấp lại. Tuy nhiên, nhiều khách hàng bị vướng vào tình trạng nợ chú ý, nợ xấu không hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của nó và cũng không biết mình có thể vay thêm tiền ở các Công ty tài chính hoặc ngân hàng hay không. Vậy nợ xấu có vay tiền được không ?, Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây.
Nợ chú ý là gì?
Trong các mức độ cảnh báo của Trung tâm tín dụng Quốc gia về lịch sử tín dụng của khách hàng thì mức Nợ chú ý là mức cảnh báo nhẹ nhất. Tuy nói là nhẹ, nhưng một khi đã bị liệt kê vào danh sách này thì khách hàng khó mà vay tiền mặt cũng như mua trả góp tại các Công ty tài chính.
Nợ chú ý hay thường được gọi là nợ nhóm 2
Vậy nợ chú ý là gì và như thế nào sẽ bị nợ chú ý? Nợ chú ý là khi khách hàng đang thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho các hợp đồng mua sản phẩm trả góp hoặc vay tiền mặt mà trả chậm, trả trễ từ 10 ngày đến 30 ngày. Nhiều khách hàng vì một lý do nào đó đã không thanh toán đúng ngày quy định trên hợp đồng và cứ nghĩ "chắc trễ vài ngày không sao". Nhưng thực tế, uy tín trong việc thanh toán đúng hạn là 1 điểm quan trọng xếp hạng hàng đầu để đánh giá khách hàng và tiến hành cấp tín dụng của các Công ty tài chính và ngân hàngg.
Nhiều Công ty tài chính rất hà khắc trong vấn đề này, chẳng hạn như Fecredit, nếu khách hàng đang có khoản vay nhưng đến hạn thanh toán trễ 1-2 ngày thì sau khi kết thúc hợp đồng này nếu có nhu cầu vay lại trong tương lai cũng đều bị Fecredit từ chối. Còn 1 số các Công ty tài chính khác như SHBFC, việc trễ 1-3 ngày và có lý do hợp lý thì cũng có thể được xem xét được cấp tín dụng.
Như vậy, cho dù vì bất kỳ lý do gì khách hàng cũng không nên để mình vướng vào mức độ Nợ chú ý để đảm bảo một lịch sử tín dụng tốt nhất. Việc này có ý nghĩa quan trọng trong suốt cuộc đời của khách hàng nếu như sau này cần vay tiền hoặc mua hàng trả góp hoặc cần thế chấp để phục vụ những mục đích lớn hơn trong cuộc sống.
Nợ xấu là gì?
Khác với nợ chú ý, nợ xấu được phân loại thành nhiều nhóm ở mức độ cảnh bao khác nhau.
Nợ xấu Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
Nhóm nợ này bao gồm các khoản nợ sau đây:
- * Nợ quá hạn trong khoảng từ 91 ngày đến 180 ngày.
- * Nợ mà thời hạn trả nợ lần đầu đã được cơ cấu lại và quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ được điều chỉnh lần đầu.
- * Nợ mà thời hạn trả nợ lần thứ hai đã được cơ cấu lại.
- * Nợ mà khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng và do đó được miễn hoặc giảm lãi.
Nợ xấu Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
Nhóm nợ này bao gồm:
- * Nợ quá hạn trong khoảng từ 181 ngày đến 360 ngày.
- * Nợ mà thời hạn trả nợ lần đầu đã được cơ cấu lại và quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- * Nợ mà thời hạn trả nợ lần thứ hai đã được cơ cấu lại và quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
Nợ xấu được phân loại thành 3 nhóm theo mức độ khác nhau
Nợ xấu Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Nhóm nợ này được xác định dựa trên các tiêu chí sau:
- * Nợ quá hạn trên 360 ngày.
- * Nợ mà thời hạn trả nợ lần đầu đã được cơ cấu lại và quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- * Nợ mà thời hạn trả nợ lần thứ hai đã được cơ cấu lại và quá hạn từ 30 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
Có Phải Nợ Xấu Nhóm Nào Cũng Không Được Duyệt Vay Tiếp?
Theo quy định phân loại tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư 02/2013/TT-NHNN, nợ xấu được chia thành 5 nhóm với các mức độ nợ khác nhau. Sau khi phân loại thành 5 nhóm nợ, ngân hàng sẽ xếp hạng nợ xấu dựa trên mức độ rủi ro, bao gồm:
Nhóm 3.1: Nhóm Nợ Có Rủi Ro Thấp
Theo khoản 2 của Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN, nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp khi có các điều kiện sau:
- * Khách hàng đã trả đầy đủ cả nợ gốc và lãi quá hạn (bao gồm lãi áp dụng cho nợ gốc quá hạn) và cả nợ gốc và lãi cho các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu 3 tháng (đối với nợ trung và dài hạn) hoặc 1 tháng (đối với nợ ngắn hạn) kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi quá hạn.
- * Có tài liệu và hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã thanh toán nợ.
- * Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ thông tin và tài liệu để đánh giá khả năng của khách hàng trong việc trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
Nhóm 3.2: Nhóm Nợ Có Rủi Ro Cao
Theo khoản q3 của Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN, nợ xếp vào nhóm nợ có rủi ro cao khi có các điều kiện sau:
- * Xảy ra các biến động bất lợi trong môi trường hoặc lĩnh vực kinh doanh, ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng (ví dụ: thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, sự biến đổi kinh tế).
- * Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn, dòng tiền, khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo hướng suy giảm qua ít nhất 3 lần đánh giá và phân loại nợ liên tục.
- * Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin tài chính theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
- * Khoản nợ đã được phân loại vào nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 theo quy định tại các điểm a, b và c của điều này trong ít nhất 1 năm, nhưng không đáp ứng điều kiện để phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn.
- * Nợ mà hành vi cấp tín dụng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- * Với những người có nợ thuộc nhóm nợ có rủi ro cao, khả năng xét duyệt vay tiếp sẽ gặp nhiều khó khăn và gần như không thể.
Trong cuộc sống, việc quản lý và xử lý nợ xấu là một vấn đề quan trọng không chỉ đối với các tổ chức tín dụng mà còn đối với cá nhân và doanh nghiệp. Vì vậy, việc hiểu rõ về cách nợ xấu được phân loại và ảnh hưởng của nó đến khả năng vay tiền sẽ giúp mọi người đưa ra quyết định tài chính sáng suốt.
- Miền Bắc:Mr. Tá 0963 767 138
- Tỉnh Miền Nam:Mr. Tá 0963 767 138
- Miền Trung:Mr. Tá 0963 767 138